Hostinger là một trong những chọn lựa phải chăng nhất trong số các tên tuổi hosting khổng lồ ngày nay. Nhưng nếu chỉ “vừa to vừa rẻ” thôi thì cũng chưa có nghĩa gì –

Titanic cũng to, và cũng có một số vé giá phải chăng…

Như vậy, thay vì ngoại suy, trong bài đánh giá chuyên sâu này, chúng tôi sẽ phân tích các sự thật và dữ liệu để tìm hiểu Hostinger có đáng đồng tiền hay không.

Tóm tắt nhận định: những lợi thế chính của Hostinger rất đơn giản và chi phí thấp, khiến nó là chọn lựa tuyệt vời cho các dự án web nhỏ và vừa. Cả nhà phát triển lẫn chủ trang web đều có thể tìm được chọn lựa thích hợp từ các chọn lựa của Hostinger.
Bảng giá: có đáng đồng tiền không? Đọc thêm
10/10
Servers: nhanh và đáng tin cậy thế nào? Xem dữ liệu
7/10
Tính năng: khách hàng được những gì? Chi tiết
9/10
Hỗ trợ: có luôn sẵn sàng trợ giúp không? Tìm hiểu
8/10

Tiện thể, khi Hostinger quyết định chọn tên thương hiệu, có thể họ đã không lường trước rằng thương hiệu này có thể bị viết sai chính tả theo nhiều cách.

Như vậy, nếu bạn đến được đây sau khi tìm kiếm hostenger hay hosinger hay thậm chí hostiger – xin hãy biết rằng vâng, đó chính là tên công ty mà chúng tôi đang nói đến ở đây :)

Hostinger lớn như thế nào?

Để giúp bạn hình dung Hostinger lớn như thế nào, đây là một vài con số: công ty hiện có hơn 30 triệu khách hàng ở 170+ quốc gia (nghĩa là gần như có ở mỗi quốc gia trên thế giới!).

Và không có dấu hiệu chậm lại – theo dữ liệu của họ, Hostinger vẫn đang mở rộng với tốc độ 1 khách hàng mỗi 5 giây.

Hostinger là gì

Tuy nhiên, như bạn có thể đoán, Hostinger không phải lúc nào cũng là ông trùm quốc tế như hiện tại. Khi công ty vừa khởi động vào năm 2004, Hostinger phát triển từ một ý tưởng duy nhất:

Người ta không muốn chi trả cho hoạt động tiếp thị của chúng ta – chỉ hosting mà thôi: đơn giản, đáng tin cậy và rẻ nhất có thể.

Sau nhiều năm, đây vẫn là nguyên tắc cốt lõi của Hostinger, cụ thể là dịch vụ chất lượng cao với giá thấp nhất có thể.

Chúng ta hãy xem một chọn lựa:

Chọn gói Hostinger thích hợp

Là nhà cung cấp quốc tế khổng lồ, Hostinger cung cấp rất nhiều giải pháp cho mọi dạng nhu cầu cá nhân và doanh nghiệp.

Hosting dùng chung, cloud hosting, WordPress, VPS – thật sự có thể khiến ta rối ngay tức thì! 🤯

Đừng hoảng lên, hướng dẫn đơn giản là đây:

  1. Bạn dự kiến có 10,000 khách truy cập/tháng đến trang web của mình? Nếu câu trả lời của bạn là “KHÔNG” (hoặc “TÔI KHÔNG BIẾT”), hãy chọn hosting dùng chung!

    Chúng tôi khuyên gói Cao cấp vì có bao gồm tên domain miễn phí, nhưng nếu bạn đã sở hữu gói này thì gói Cá nhân sẽ hoàn toàn ổn!

    Nếu câu trả lời của bạn là “CÓ” – nói cách khác, nếu bạn đang xây dựng một trang web lưu lượng truy cập cao, hãy tiếp tục câu hỏi kế tiếp:

  2. Bạn có cần một trang WordPress tối ưu hóa cho doanh nghiệp của mình không? Nếu câu trả lời của bạn là “CÓ”, hãy cân nhắc WordPress hosting của Hostinger.

    Nếu bạn đang tìm thứ gì đó phức tạp và linh hoạt hơn (nghĩa là bạn trả lời “KHÔNG”), hãy xem bước tiếp theo:

  3. Bạn có cần một server chuyên nghiệp với các nguồn lực chuyên dụng? Nếu bạn trả lời “CÓ” thì Virtual Private Server, hay VPS hosting sẽ phù hợp cho nhu cầu của bạn.

    Xin nhớ rằng VPS đòi hỏi kiến thức chuyên môn – do đó nếu bạn không quen với thiết lập server, hãy thử một trong những chọn lựa trước để thay thế!

    VPS hosting cung cấp giá trị tốt nhất cho các dự án nhỏ chuyên nghiệp 👓 – do đó có một sản phẩm thích hợp hơn để xây dựng điều gì đó lớn hơn:

  4. Cuối cùng, nếu bạn cần một giải pháp quy mô cho một dự án lớn, hãy đảm bảo chọn cloud hosting

    Đây là chọn lựa linh hoạt nhất cho phép thêm nguồn lực tức thì và bảo đảm thời gian hoạt động tốt nhất cho trang hay ứng dụng web của bạn.

…Khoan đã, nhưng tôi có nên chọn Hostinger hay không? À, tốt, bạn vẫn đang chú ý! Để trả lời câu hỏi này, chúng ta cần thêm dữ liệu:

– trong những phần tiếp theo của bài đánh giá này, chúng tôi sẽ phân tích những đặc tính kỹ thuật của Hostinger 🤓 cũng như những ấn tượng của riêng chúng tôi từ việc sử dụng nhà cung cấp này.

Chúng ta cùng đào sâu nào!

Thời gian hoạt động và tốc độ của Hostinger: Nhà cung cấp này đáng tin cậy như thế nào?

Ngoài các tính năng và mức giá, một tiêu chí cực kỳ quan trọng khác để chọn hosting chính là sự ổn định – nói cách khác, thời gian hoạt độngtốc độ của server.

Để tính thời gian hoạt động, hay tỷ lệ thời gian các server của Hostinger hoạt động và chạy tốt, chúng ta có thể xem các số liệu tự báo cáo và số liệu của bên thứ ba.

Số liệu của bên thứ ba hiện có miễn phí trên trang theo dõi server của họ. Nó liệt kê số liệu hàng ngày, hàng tuần và hàng tháng cho tất cả 150+ server của Hostinger, trông như thế này:

Hostinger uptime

Ở cuối bảng, ta có thể thấy các số liệu kết hợp cho tất cả các server, chính là điều chúng ta quan tâm:

Hãy xem số liệu trung bình 30 ngày để có thể lường trước trang web của bạn có thể offline bao nhiêu thời gian trong một tháng bất kỳ.

Vào Tháng Ba 2024 con số này gần 99.9% – nghĩa là một hosted wesite chỉ trải nghiệm khoảng 42 phút không hoạt động mỗi tháng, đây là một kết quả khá bình thường đối với hầu hết các nhà cung cấp hosting hiện đại.

Điều này cũng phù hợp với con số 99.908% được đo độc lập bởi Hrank, cũng như trong giới hạn Đảm Bảo Thời gian Hoạt động của Hostinger – đúng chính xác 99.9% theo phần 7 trong Thỏa thuận Hosting của họ.

***

Còn tốc độ thì sao? Điều này hơi khó hơn, bởi vì nó có thể lệ thuộc vào nhiều yếu tố ngoài phần cứng của nhà cung cấp hosting.

Thời gian tải của một trang web lệ thuộc rất nhiều vào những điều như tổng kích cỡ hình ảnh trên trang, số plugin WordPress hoạt động, và các chi tiết khác không liên quan đến hosting.

Như vậy sẽ hợp lý khi chỉ xem xét thời gian phản hồi – là thời gian trung bình (mili giây) cần có để một server phản hồi với một yêu cầu kết nối đến (nghĩa là ai đó đang cố truy cập một trang web trên server ấy).

Theo dữ liệu bên thứ ba bởi các Hrank bot, thời gian phản hồi trung bình của Hostinger dao động trong khoảng 800 ms:

Hostinger uptime

Thời gian phản hồi trung bình của Hostinger được đánh giá bởi Hrank (càng thấp càng tốt)

Trên thực tế, có thể thấy rằng thời gian phản hồi trung bình của Hostinger đã giảm (=các trang web nhanh hơn) trong những năm gần đây, một phần nhờ vào việc nâng cấp cơ sở hạ tầng.

Thời gian phản hồi đầu tiên dưới 1000 ms là kết quả tốt đối với một nhà cung cấp hosting dùng chung, và Hostinger tốt hơn so với hầu hết các nhà cung cấp quốc tế lớn khác.

Thôi được, bây giờ chúng ta hãy xem qua các sự kiện, chuyển từ các con số trung bình sang ấn tượng cá nhân của chúng tôi nhé:

Ấn tượng của chúng tôi khi sử dụng Hostinger

Để có bài đánh giá này, chúng tôi đã mua gói hosting Cao Cấp từ Hostinger và thử nghiệm rộng khắp. Bây giờ, chúng tôi xin chia sẻ những trải nghiệm với độc giả của bài hướng dẫn này.

Khi hoàn tất đơn hàng, bạn được truy cập vào bảng điều khiển quản trị hosting – đây là nơi bạn sẽ quản lý tài khoản hosting của mình:

Hostinger cung cấp một bảng điều khiển quản trị tùy chỉnh, được xây dựng bởi các nhà phát triển nội bộ của công ty. Chúng tôi thấy bảng này khá thân thiện với người dùng và dễ hiểu, so với những chọn lựa thay thế được nhiều người sử dụng như cPanel hay Plesk.

Tất cả những gì bạn cần được thể hiện bằng các khối với hình ảnh, và được tổ chức ngay ngắn thành các nhóm để giúp bạn tìm dịch vụ nhanh hơn. Bạn cũng có thể dùng thanh tìm kiếm ở trên cùng để dễ đi vào những mục mình muốn.

Nếu bạn mua một tên miền với hosting của mình (tôi sẽ chỉ bạn cách lấy miễn phí bên dưới), nó sẽ tự động kích hoạt sau một lúc, và bạn sẽ có thể bắt đầu tạo trang web cho mình.

Đối với việc này, bạn có thể dùng Auto Installer (Cài đặt tự động) để thiết lập hệ điều hành nội dung chẳng hạn như WordPress – hoặc dùng website builder kéo-thả của Hostinger. Có thể đi vào cả hai chọn lựa từ mục Website của bảng quản trị hosting.

Tiện thể, trình xây dựng trang web Zyro là một trường hợp thú vị về cách một sản phẩm half-back có thể có được sự trở lại thành công.

Khi chúng tôi lần đầu viết bài đánh giá về Hostinger năm 2017, Zyro còn là một mớ hỗn độn – khi ấy nó trông như sự giao thoa giữa một ý tưởng khởi nghiệp được ra mắt sớm và một sản phẩm di sản bị lãng quên.

Tình hình này đã tiếp diễn trong một thời gian, nhưng đến đầu năm 2020, Zyro đã có một cuộc tổng đại tu:

Hostinger Zyro

Giờ thì cái tên ấy trông giống trình xây dựng trang web hiện đại hơn 😎 Các mẫu thiết kế để chọn lựa còn khá ít, nhưng ít ra giờ đây các mẫu thiết kế trông gọn gàng và hợp thời.

Ngoài diện mạo đẹp hơn và bộ sưu tập hơn 1 triệu hình ảnh, Zyro hiện có một số sản phẩm hấp dẫn dựa trên Trí tuệ Nhân tạo:

  • AI Writer, một hệ thống tự động hỏi bạn một chủ đề và đưa ra một số đoạn văn với nội dung (nghe như người thật viết) về chủ đề đó. Tuy vẫn chưa hoàn hảo nhưng tính năng này sẽ trợ giúp rất nhiều để bạn có thể vượt qua rào cản viết lách.
  • Công cụ AI Heatmap, phân tích các trang web của bạn từ góc độ chú ý của khách truy cập và cho bạn biết nơi đặt những yếu tố quan trọng nhất chẳng hạn như các nút kêu gọi hành động.

Gần như kỳ diệu!

Nhìn chung, có thể gợi ý phiên bản mới của Zyro cho bất kỳ ai đang muốn tạo một trang web đơn giản bao gồm một hay vài trang tĩnh. Đối với những ai cần sự linh hoạt hơn và nhiều tính năng hơn, WordPress vẫn là sự chọn lựa tốt nhất.

Khâu Hỗ trợ Khách hàng của Hostinger

Bạn có thể nhờ đội ngũ Hostinger trợ giúp bất cứ lúc nào trong ngày, 24/7 thông qua phần chat ở góc phải dưới cùng của bảng quản trị hosting.

Để kiểm tra chất lượng hỗ trợ, chúng tôi đã hỏi họ nhiều câu hỏi qua live chat: thời gian phản hồi cực kỳ nhanh (thường chỉ trong vài giây), và người đại diện Hostinger luôn thân thiện, lịch sự và sẵn sàng trợ giúp. Đôi khi họ còn dùng hình của những chú mèo để làm bạn thoải mái hơn khi đợi họ gõ câu trả lời :)

Ngoài live chat, có một thư viện miễn phí với những bài viết hữu ích về các sản phẩm và dịch vụ của Hostinger. Bạn có thể tìm bằng cách click vào link “Trợ giúp” ở phía trên menu của bảng quản trị hosting. Ở đó cũng có danh sách những câu hỏi thường gặp nhất – nhiều khả năng là vấn đề của bạn đã được xử lý ở đó.

…Nếu bạn không là khách hàng thì sao?

Trong trường hợp đó, bạn có thể gửi tin nhắn đến đội ngũ Hostinger qua form liên hệ trên trang web của họ.

Dĩ nhiên, sẽ không nhanh như live chat, nhưng nhiều khả năng câu hỏi của bạn cũng không khẩn cấp cho lắm :) trong bất kỳ trường hợp nào, bạn vẫn sẽ nhận được câu trả lời sau vài giờ; thời gian phản hồi lâu nhất theo thử nghiệm của chúng tôi là 7 giờ.

Tiện thể, bạn có biết rằng cũng có thể đặt câu hỏi cho chúng tôi về Hostinger? Hãy xem form này ở cuối phần nội dung bài viết!

Nói chung, Hostinger hoạt động vượt hơn cả những gì chúng ta kỳ vọng về chất lượng hỗ trợ – đặc biệt là khi hosting của họ rất rẻ. Chúng tôi thấy những công ty cạnh tranh với giá cao hơn còn tệ hơn nhiều.

30 ngày hoàn phí và hủy tài khoản Hostinger

Nếu cuộn trang chủ chính thức của Hostinger đến phần chân, bạn sẽ thấy một tuyên bố cung cấp chương trình hoàn phí trong tháng đầu tiên (chính xác là 30 ngày) sau khi thanh toán.

Mặc dù bảo đảm hoàn phí là một tính năng đáng khen cho bất kỳ nhà cung cấp hosting tự trọng nào, rất đáng để chỉ ra một số chi tiết ít ai chú ý – để đảm bảo bạn biết về những gì xảy ra khi yêu cầu hoàn phí:

  • Chỉ có thể hủy đăng ký tên domain mới trong vòng 4 ngày (96 giờ) sau khi hoàn tất giao dịch mua. Hầu hết những nhà cung cấp hosting lớn khác không hề cung cấp khả năng hoàn phí cho các domain mới.
  • Ngoài ra, vẫn còn một danh sách dài các domain không hỗ trợ hoàn phí; các domain này bao gồm gần như mọi extension theo quốc gia và khu vực, cũng như một số loại generic như .mobi.info.
  • Một số các hạng mục khác không nằm trong chương trình bảo lãnh 30 ngày hoàn phí là gia hạn domain, các gói bảo vệ quyền riêng tư và các bộ công cụ SEO.
  • Cuối cùng, bạn không thể hoàn phí bất kỳ khoản mua nào sử dụng tiền crypto (đúng, Hostinger cho phép thanh toán đơn hàng bằng Bitcoin, Ethereum, Litecoin, và nhiều loại coin phổ biến khác.

Thôi được, sẽ thế nào nếu bạn quyết định hủy tài khoản trễ hơn 30 ngày? – ví dụ, bạn không cần hosting nữa bởi vì bạn không tiếp tục thực hiện dự án web ấy.

Bạn có thể dễ dàng hủy kích hoạt các gói hosting và domain qua bảng điều khiển hosting của mình, chỉ việc tìm mục “Hủy kích hoạt tài khoản” với ký hiệu stop màu đỏ:

Thú vị là, mặc dù dễ hủy và xóa các dịch vụ riêng lẻ nhưng Hostinger không đưa ra một cách thẳng thừng để hoàn toàn xóa một tài khoản cá nhân với công ty (vì “lý do an ninh”).

Mặc dù điều này không tạo bất kỳ vấn đề thực nào khi bạn hủy kích hoạt mọi dịch vụ trong tài khoản đó (bạn chắc chắn sẽ không bị trừ phí nữa), nhưng đối với những ai thích thu dọn sạch sẽ thì có một chiến lược có thể hiệu quả: chỉ việc nhờ Hostinger hỗ trợ xóa tài khoản.

Internet còn muốn biết gì khác về Hostinger?

Trước khi đi vào tóm tắt những điểm mạnh và yếu của Hostinger, đây là một tập hợp những câu hỏi thường gặp nhất mà chúng tôi đã thấy trên web và trong phần bình luận:

Hostinger có thật sự miễn phí không? À, không còn nữa… Ý chúng tôi khi nói “nữa” là gì? Sự thật thú vị – đã từng như vậy, như một phần của những nỗ lực ban đầu để nhanh chóng thâu tóm nhiều thị trường quốc tế khác nhau – nhưng ngày nay, đó là một hosting có trả phí, mặc dù đi cùng với chiến lược chi phí thấp kinh hoàng.

Hostinger có tốt cho WordPress? Tuyệt nhiên là vậy. Chúng ta có thể dễ dàng gọi nó là một trong những chọn lựa đáng đồng tiền nhất cho trang web WordPress self-hosted (xem qua xếp hạng của chúng tôi dành cho các host “rẻ nhất” hiện có gần đây).

Hostinger có đáng tin cậy không? Câu trả lời ngắn gọn – có, dĩ nhiên. Câu trả lời dài – đối với một giải pháp hosting bán lẻ có giá chỉ bằng một phần nhỏ so với mức giá của các nhà cung cấp lớn, Hostinger được trang bị tốt đến ngạc nhiên để cung cấp hosting không gián đoạn với các tính năng an ninh rất tốt được tích hợp sẵn.

Ưu và Khuyết điểm của Hostinger

Bây giờ khi đã xem xét các sản phẩm và dịch vụ của Hostinger, cũng như khâu hỗ trợ khách hàng – chúng ta hãy tóm tắt những mặt tích cực và tiêu cực. Chúng tôi sẽ cố gắng khách quan nhất có thể:

  • Giá rất tốt: các mức giá rất cạnh tranh dành cho tất cả các gói hosting – theo cách nói của Hostinger, “bạn chỉ trả tiền hosting, không trả tiền tiếp thị”
  • Nhiều chọn lựa linh hoạt cho mọi dạng khách hàng – từ cá nhân đến doanh nghiệp nhỏ (hosting dùng chung) cho tới các công ty lớn (hosting doanh nghiệp) và các lập trình viên chuyên nghiệp (hosting VPS)
  • Bảo đảm thời gian sử dụng 99.9% – về cơ bản, Hostinger cam kết rằng trang web của bạn sẽ luôn khả dụng online. Con số trên có nghĩa là thời gian chết tối đa mỗi tháng là 44 phút, nhưng thực tế, thời gian chết là gần như 0 phút theo những thử nghiệm của chúng tôi.
  • Bạn có thể có tên miền miễn phí khi mua hosting nếu chọn gói ít nhất 12 tháng
  • Bảng quản trị hosting dễ sử dụng, độc nhất vô nhị được phát triển bởi đội ngũ Hostinger dành riêng cho khách hàng của công ty
  • Bạn có thể cài đặt WordPress chỉ trong vài cú click bằng cách sử dụng tính năng Cài đặt tự động (Auto Installer) từ bảng quản trị hosting
  • Thư viện tài liệu hướng dẫn về các sản phẩm Hostinger hiện có miễn phí cho mọi khách hàng
  • Hỗ trợ tuyệt vời từ đội ngũ thân thiện, nhanh chóng và sẵn sàng trợ giúp giải quyết vấn đề của bạn 24/7
  • Trình xây dựng trang web của Hostinger mang tên Zyro đã được cải tiến hoàn toàn vào năm 2020 và hiện được sử dụng tốt
  • Khá ít chọn lựa về mẫu thiết kế trong trình xây dựng trang web Zyro
  • Không thể nhận hỗ trợ qua điện thoại – bạn cần dùng live chat hoặc email hay form liên hệ để thay thế
  • Tốt nhưng không có thời gian hoạt động trung bình và tốc độ đọc phản hồi server vượt trội

Trước khi chúng ta hoàn tất bài đánh giá này bằng kết luận và nhận định (bạn có nên dùng Hostinger hay không?), đây là hướng dẫn từng bước để được giảm giá thêm 5% khi mua Hostinger:

Bonus: Mã khuyến mãi Hostinger

Chúng tôi rất phấn khởi khi có thể chỉ bạn tiết kiệm tiền hơn nữa bằng cách sử dụng mã coupon giảm giá độc quyền. Hãy làm theo những bước đơn giản này trước khi được giảm giá thêm khi mua Hostinger.

Bởi vì ở phần trước chúng tôi đã kết luận rằng gói dùng chung Cao Cấp 12 tháng là chọn lựa chính đáng nhất cho hầu hết các trường hợp, chúng tôi sẽ dùng nó làm ví dụ cho phần hướng dẫn.

  1. Vào trang hosting dùng chung trên trang web Hostinger chính thức bằng cách click vào nút bên dưới (sẽ tự động mở một cửa sổ mới):

    -5% thêm cho đơn hàng Hostinger

  2. Bên dưới Hosting Dùng chung Cao Cấp (chọn lựa ở giữa), click vào nút lớn “Đăng ký”. Bạn sẽ được đưa đến trang cấu hình.
  3. Click chọn gói 12 tháng (đây là gói rẻ nhất có cung cấp tên miền miễn phí, do đó không nên chọn gói 3 tháng).
  4. Ở phần tên miền bên dưới, nhập tên miền mà bạn muốn. Bạn có thể phải thử vài lần trước khi tìm được tên khả dụng.
  5. Mặc dù không bắt buộc, chúng tôi rất khuyên bạn đánh dấu vào ô “chứng chỉ SSL” – không tốn kém nhiều nhưng làm cho trang web của bạn an toàn và đáng tin cậy hơn. Trang web của bạn sẽ hiển thị ổ khóa an toàn màu xanh lá trên thanh địa chỉ trình duyệt nếu bạn có SSL.
  6. Tất cả những thứ khác trong trang đó đều không cần thiết – dĩ nhiên bạn cũng có thể bao gồm chúng nhưng nếu không có thì cũng không sao. Vào lúc này trang cấu hình của bạn sẽ trông như thế này:

  7. Bây giờ nhìn sang bên phải của trang và tìm dòng chữ màu xám nhạt “Có mã giảm giá?”. Dòng chữ này nằm ngay bên trên tổng giá trị đơn hàng. Khi bạn click vào link kế bên đó, trường nội dung mới sẽ xuất hiện. Nhập mã sau:

    special15
  8. Sau khi nhập mã, click vào biểu tượng dấu cộng bên phải (màu tím). Bạn sẽ thấy tin nhắn nói rằng đã áp dụng mã coupon thành công, và giá giảm mới sẽ xuất hiện trong đơn hàng
  9. Xin chúc mừng! Bạn đã tiết kiệm thêm 5% khi mua Hostinger, nhờ đó giá sau cùng càng hấp dẫn hơn nữa.

Nhận định sau cùng: Hostinger có đáng dùng không?

Xét về mọi mặt, ta có nên dùng Hostinger cho dự án web tiếp theo của mình không?

Khi nói đến hosting, thương hiệu này là hiện thân cho “giá trị đồng tiền”: ta trả một mức giá hợp lý cho những gì mình nhận – và những gì ta nhận thì hoạt động tốt, thực tiễn, và dễ sử dụng.

Hostinger đơn giản là… hiệu quả ⚡

Tạo một trang web trên Hostigner ›

Đối với những ai quyết định thử Hostinger: đừng quên kiểm tra hướng dẫn từng bước của chúng tôi về cách tiết kiệm thêm cho order đầu tiên của mình.

***

Vẫn còn thắc mắc về server, các gói, hỗ trợ…? Hay có thể bạn đã sử dụng Hostinger và muốn chia sẻ trải nghiệm của mình?

Trong bất cứ trường hợp nào, hãy tham gia thảo luận trong phần bình luận bên dưới, chúng ta hãy giúp nhau đưa ra những quyết định mang tính thông tin hơn nhé!

Tiết lộ về liên kết: nếu bạn thấy bài đánh giá này hữu ích, xin hãy cân nhắc hỗ trợ blog của chúng tôi bằng cách sử dụng những đường link trong bài viết để mua các dịch vụ Hostinger. Dĩ nhiên, điều này không ảnh hưởng đến mức giá mà bạn mua trên Hostinger.

Không tìm thấy những gì cần tìm? Hãy hỏi chúng tôi bất cứ điều gì!
🤓
Tôi cần thêm thông tin về Hostinger
🤨
Tôi vẫn có câu hỏi về Hostinger
🤔
Tôi không thể quyết định Hostinger có phù hợp cho mình không
🙄
Điều gì khác…

Cùng thảo luận!

5 comments

Không có địa chỉ và số điện thoại ở VN, nên có sự cố thì gửi email trong vô vọng. Dịch vụ và hỗ trợ là ko có (nếu là dở tệ thì là có mà dở cái này là không có luôn nha). Muốn mất tiền, thời gian và có thêm bực tức thì nhảy vào

Cụ Ông chân thật

Mình dùng cũng 3 năm rồi, Nói chung giá ổn, nhưng chậm lắm, hay bị bóp băng thông

cảm ơn mã giảm giá.

Giờ thì hosting ở đây thế nào bạn?

Mình tính mua 1 gói ở đây

Tuyệt vời!! Cảm ơn bạn đã chia sẻ rất nhiệt tình ạ!!!