Một số quan niệm sai!
Bước 1: Lấy Domain và Hosting
Bước 2: Cài WordPress
Bước 3: Cấu hình WordPress
Bước 4: Thêm Theme và Plugins
Lời khuyên hữu ích
Thắc mắc? Cứ hỏi chúng tôi!
Như vậy bạn đã xác định rằng mình cần tạo một trang web. Trước hết – xin chúc mừng! Điều này nghĩa là bạn đang thật sự làm điều gì đó mà thế giới cần biết đến. Và khi dùng từ thế giới, ý tôi là một nửa thế giới, dĩ nhiên, nửa còn lại chưa được nối mạng Internet (do đó bạn hãy biết ơn vì mình được thế này!)
Dù sao thì hướng dẫn này sẽ đưa bạn đi suốt quá trình xây dựng một trang web theo cách rõ ràng, ngắn gọn và quan trọng nhất là không tạp nhạp – bạn sẽ hoàn tất trang web sốt dẻo mới toanh của mình trong chưa đầy nửa giờ, tiết kiệm hơn 4,958,920₫ trong quá trình nhờ chỉ tập trung vào những gì thật sự quan trọng và dùng mã khuyến mãi của chúng tôi.
Vâng, chúng ta ai cũng bồn chồn khi bắt đầu, nhưng tôi khuyên bạn xem qua hai điều trước tiên (đừng lo, chúng không làm bạn tốn hơn 5 phút đâu). Tuy nhiên, trong trường hợp bạn quá háo hức với việc xây dựng trang web và muốn BẮT ĐẦU NGAY LẬP TỨC, chỉ việc lăn chuột xuống qua hai đoạn bằng link nội bộ này.
Điều tối quan trọng
Trước hết, chúng ta hãy làm rõ ngay từ đầu: mặc dù hướng dẫn này hoàn toàn miễn phí (chà!), nhưng nó không nói về việc tạo trang web miễn phí. Quả thật, về kỹ thuật mà nói, có thể tạo một trang web mà không tốn đồng nào, nhưng khi đó bạn sẽ cần sử dụng hosting miễn phí (điều không thoải mái cho lắm) hoặc một subscription plan không tính phí với nhà tạo trang web như Weebly (hiển thị quảng cáo và thương hiệu của họ trên trang web của bạn, e hèm). Tuy nhiên, lý do lớn nhất là bạn không thể có tên domain miễn phí trong trường hợp đó, và “đu” theo domain của ai đó, chẳng hạn như “mysite.weebly.com” thì khách truy cập của bạn lại không coi trọng cho lắm.
Thứ hai, đối với những ai đang hỏi “anh là ai mà chỉ bảo tôi cách làm việc này?!” thì đây là đoạn miêu tả tổng quát ngắn gọn rụt rè: tên tôi là Andrii Shekhirev, người sáng lập Satori Webmaster Academy (tức trang web này). Ngoài việc xây dựng trang web cho các dự án của riêng tôi và cho những người khác từ năm 2007, tôi là Tác giả ưu tú trên ThemeForest, thị trường trang web mẫu lớn nhất thế giới – các sản phẩm của tôi đã giúp hơn 2,000 người xây dựng trang web riêng (và không, tôi sẽ không quảng cáo về họ ở đây).
Qua nhiều năm, tôi đã thử hàng chục cách tạo trang web, cũng như thử nghiệm với vô số công ty tạo web, nhà cung cấp hosting, và các hệ thống quản lý nội dung. Hướng dẫn hiện tại này là những nội dung chính mà tôi đã học được, và tôi vui lòng chia sẻ với các bạn hôm nay.
Phù! Hết rồi mừng quá. Bây giờ, cuối cùng, tôi nghĩ sẽ hợp tình hợp lý khi để các bạn biết rằng hướng dẫn này chứa một số link liên kết, nghĩa là tôi sẽ được huê hồng cố định từ nhà cung cấp tương ứng nếu bạn mua hosting plan qua đường link trong nội dung này chẳng hạn.
Cái hay là ở chỗ: sự thỏa thuận này không ảnh hưởng đến số tiền bạn thanh toán, bởi vì nhà cung cấp sẽ chi cho chúng tôi từ tiền của họ – đối với họ, điều này giống như chuyển hướng chi phí quảng cáo. Do đó, vâng, nếu bạn thích bài hướng dẫn này, xin cân nhắc mua hosting qua các đường link của chúng tôi. Chúng ta cùng làm phi vụ thanh toán kếch sù đa quốc gia nào, hahaha!
…Ừm, thôi nhé. Quay lại công việc. Nói về điều cơ bản sau cùng trước khi chúng ta bắt đầu (ghi nhớ giúp tôi nhé!), sau đây là một số lời đồn đoán về việc xây dựng trang web riêng. Việc loại bỏ chúng từ sớm sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn cái gì là cái gì.
Một Số Quan Niệm Sai!
Hiểu lầm số một: bạn cần biết cách code mới tạo được trang web. Dĩ nhiên là cần. NẾU BẠN SỐNG Ở NĂM 1994! Thật sự mà nói – như đã biết, công nghệ đã phát triển đôi chút kể từ những ngày đầu tiên của Web, và hầu hết các phần trong quá trình xây dựng trang web đều đã được tự động hóa từ lâu, bao gồm viết code thật. Bạn chỉ phải chọn những công cụ thích hợp nhất và biết về một số điều quan trọng nho nhỏ (những gì liên quan tới hướng dẫn này).
Hiểu lầm số hai: xây dựng trang web tốn rất nhiều tiền. Chỉ khi bạn muốn outsource hoàn toàn từ một đại lý – điều mà nhiều khả năng là họ sẽ tiến hành với những bước giống như được miêu tả trong hướng dẫn này (và rồi gửi cho bạn hóa đơn ngất ngưỡng).
Hiểu lầm số ba: việc tạo trang web cần rất nhiều thời gian. Đôi khi quả đúng như vậy, nhất là khi bạn còn mới mẻ và đang học vỡ lòng. Thế nhưng nếu thông minh và tập trung vào những việc thích hợp, bạn có thể hoàn thành một trang và cho chạy trong CHƯA TỚI NỬA TIẾNG. Và toàn bộ mục đích của hướng dẫn này là giúp bạn làm điều đó, giờ thì chúng ta bắt đầu nhé!
Bước 1 trên 4: Lấy Domain và Hosting
Điều đầu tiên bạn cần là nơi chỗ cho trang web của mình sinh sống. Theo thuật ngữ kỹ thuật, nơi này được gọi là web hosting/lưu trữ web – về bản chất, đó là một máy tính chuyên dụng luôn bật, lưu trữ các file của trang web để phục vụ chúng cho bất kỳ ai gõ địa chỉ trang web của bạn và bấm Enter.
Nói về điều này: bạn cũng cần đặt trước địa chỉ (chẳng hạn như www.example.com), được gọi là domain name/tên miền. May thay, bạn có thể làm cả hai điều chỉ trong một bước, bởi vì nhiều nhà cung cấp hosting cũng cung cấp kèm domain.
Có hàng ngàn công ty như thế ngoài kia, cả lớn lẫn nhỏ, nhưng thường không mấy ý nghĩa nếu chọn công ty nhỏ: thay vào đó, hãy chọn các hosting ổn định, đáng tin cậy với tiểu sử dài. Bạn cần trang web của mình có thể truy cập được 24/7/365, và tôi thậm chí sẽ không đề cập tới sự tẻ nhạt khi chuyển sang một nhà cung cấp mới nếu nhà cung cấp hiện tại của bạn ngưng hoạt động. Tin tôi đi, nan giải lắm.
Trong số tất cả những nhà cung cấp hosting mà tôi đã thử và kiểm tra qua nhiều năm, nhà cung cấp đáng tin cậy và dễ sử dụng nhất là GoDaddy: họ đã có mặt hơn 20 năm, có hơn 17 triệu khách hàng trên khắp thế giới, và dễ sử dụng đối với người mới bắt đầu. Và họ hiện đang có những chương trình giảm giá thú vị đối với cả hosting lẫn domain, điều mà chúng ta sẽ nói qua trong chốc lát.
Để làm cho quá trình order hosting tiếp theo nhanh chóng và trơn tru nhất có thể, tôi khuyên bạn dừng lại và xem xét domain name trước: bạn có thể dùng thanh tìm kiếm domain GoDaddy nếu khá chắc rằng tên mình chọn chưa tồn tại – hoặc dùng một trong những công cụ chuyên dụng để nghĩ ra một tên. Công cụ hay nhất mà tôi biết (và dùng thường xuyên) là Dot-o-Mator miễn phí, công cụ này để bạn kết hợp những từ gốc với hàng loạt tiền tố và hậu tố, được tổ chức theo chủ đề. Tuy nhiên, nếu bạn thật sự quá bí, hãy cân nhắc dùng một trong những đuôi domain mới thay vì loại cơ bản (và theo số đông) là .com.
Xong chứ? Được rồi, bây giờ chúng ta sẵn sàng bắt đầu. Click nút bên dưới để vào trang offer của GoDaddy với các chương trình khuyến mãi đặc biệt về hosting. Tiện thể, bạn có nhớ gói hosting + domain mà chúng ta đã đề cập trước đây? GoDaddy hiện cung cấp đăng ký domain MIỄN PHÍ với mỗi chương trình hosting, giúp bạn tiết kiệm thêm 349,000₫ (chi phí thông thường của một domain .com):
Nhận giảm giá 33% GoDaddy Lưu trữ web ›
Trên trang đó, bạn sẽ thấy chọn lựa bốn chương trình hosting: trừ khi bạn cần vài trang web cùng lúc, nếu không hãy chọn Tiết kiệm, bởi vì chương trình này đã bao gồm mọi thứ bạn cần để bắt đầu.
Sau khi thêm chương trình vào giỏ hàng, bạn sẽ cần thực hiện một số chọn lựa để tùy chỉnh order của mình: trước tiên, chọn xem bạn muốn thanh toán trước bao nhiêu tháng. Mặc dù bạn có thể chọn chu kỳ thanh toán 3 năm ngay lập tức, 12 tháng đã là dư để kiểm tra nỗ lực online của bạn VÀ được giảm giá 33%. Nếu bạn quyết định giữ trang web của mình sau một năm (hy vọng là như vậy), bạn sẽ không cần làm gì cả – đã có sẵn cơ chế tự động gia hạn (chỉ cần biết rằng những lần thanh toán tiếp theo sẽ được tính bằng giá thông thường).
Tiếp theo, bạn sẽ thấy trên cùng màn hình đó rằng GoDaddy mặc định thêm website backups cho order của bạn; cứ thoải mái bỏ đánh dấu chọn lựa đó, đây không phải chuyện quan trọng vào lúc này (hơn nữa, sau này bạn sẽ có thể cấu hình chức năng đó mà không phải trả thêm phí, giúp tiết kiệm cho bạn 588,000₫ một năm).
Bạn cũng sẽ không cần chọn lựa “Bảo mật thiết yếu”, đây cũng là chọn lựa dễ có được miễn phí khi bạn đã hoàn thành và chạy trang (quá đã! Lại tiết kiệm thêm 1,908,000₫
nữa).
Cuối cùng, còn có chọn lựa Chứng nhận SSL: đây là lớp mã hóa bổ sung làm cho lưu lượng truy cập trang web của bạn được an toàn – và đáng chú ý hơn đối với khách truy cập là nó hiển thị khóa an toàn màu xanh lá với huy hiệu “Secure” (an toàn) trên thanh địa chỉ của trình duyệt. Thêm vào đó, Google Chrome đã bắt đầu cho hiển thị huy hiệu “Not Secure” đối với những trang web non-SSL từ tháng 7 năm 2018 để cho chúng ta biết rõ rằng họ không thích những trang web không an toàn:
Như vậy mặc dù trang web của bạn sẽ có thể hoạt động mà không có SSL, tôi rất khuyên bạn nên xử lý ngay lập tức (cũng là vì việc chuyển từ trang web non-SSL sang trang web SSL khá phiền toái).
Tóm lại, trang GoDaddy hosting extras sẽ trông như thế này đối với tất cả mọi cài đặt gợi ý bên trên:
Chúng ta đã sẵn sàng chuyển sang tên miền (giờ thì miễn phí rồi): sau khi click vào nút “Tiếp tục với các lựa chọn này” màu xanh lá, bạn sẽ thấy một thanh tìm kiếm để nhập tên mà bạn đã chọn trước đó. Sau khi thực hiện tìm kiếm, click vào nút “Chọn và tiếp tục” kế bên domain name, thêm vào giỏ hàng.
Giai đoạn cuối cùng của order hosting! Tôi mừng thầm trong bụng, bởi vì đây là một trong những khoảnh khắc “tình hình đã khá hơn”: dùng mã khuyến mãi của chúng tôi, bạn có thể tiết kiệm thêm 30% cho giá sau cùng.
Chỉ cần click vào link “Bạn có mã khuyến mại?” ngay bên dưới phần “Tổng” ở góc dưới cùng bên phải của trang order (vâng, GoDaddy để ở chỗ khó thấy nhất có thể :) sau đó nhập sự kết hợp này vào cửa sổ pop-up và click Áp dụng:
BÂY GIỜ bạn đã sẵn sàng tiến hành công việc thông thường – click vào “Create an account” phía bên trái, nhập thông tin tài khoản và thanh toán của bạn rồi hoàn tất order. Tôi đoán là bạn đã từng shopping online trước đây, do đó tôi sẽ bỏ qua phần này, nếu bạn không phiền.
Xong chứ? Để tôi tính xem nào: chúng ta vừa tiết kiệm được 2,113,920₫ lưu trữ, cũng như 588,000₫ + 1,908,000₫ = 2,496,000₫ cho những tính năng không cần thiết mà bạn có thể thêm miễn phí sau này. Chưa hết, cũng có thể tiết kiệm được khoảng 349,000₫ khi lấy domain miễn phí. Như vậy đã tiết kiệm được 4,958,920₫ cho tới hiện tại. Tuyệt cú mèo! Bạn biết điều gì còn tuyệt hơn thế không? Việc thực hiện phần còn lại của hướng dẫn này chẳng tốn đồng nào nữa!
Tiện thể, chúng ta đã xong bước 1, có thể là phần phức tạp nhất của quá trình – đã đến lúc thích hợp để duỗi người và dùng chút cà phê. Tôi sẽ đợi ở đây (bởi vì tôi còn cả đống chữ để nói).
..
..
Thư giãn rồi chứ? Bây giờ đến bước 2.
Bước 2 trên 4: Cài WordPress
Chúng ta đã có hosting yên bình ấm cúng cho trang web sắp tới của mình, vậy thì không gì có thể ngăn chúng ta thiết lập trang web cả. Chúng ta cùng làm được chứ?
Trong trường hợp bạn đang lăn tăn, “WordPress là cái quái gì” thì xin nói ngắn gọn: WordPress, gọi tắt là WP, là cái mà người ta gọi là hệ điều hành nội dung: về cơ bản là một phần mềm giúp bạn chạy toàn bộ trang web, từ thiết kế, nội dung cho đến thiết lập và cơ cấu.
Tại sao lại là WordPress? Rất đơn giản, bởi vì đó là công cụ web ưa thích của Internet, với gần một phần ba số lượng trang web trên thế giới (tức là rất nhiều). Sử dụng hay chỉnh sửa miễn phí, dễ mở rộng với hàng ngàn plugin miễn phí, và có một cộng đồng người dùng hằng hà sa số thường hỗ trợ lẫn nhau. Hướng dẫn, bí quyết và lời khuyên sử dụng WP nằm rải rác khắp Web, và hầu hết cũng đều miễn phí.
Quả thực nghe có vẻ là sự lựa chọn hợp lý cho người mới sở hữu trang web lần đầu, do đó chúng ta sẽ bám sát vào WordPress trong suốt bài hướng dẫn này. Hơn nữa, tôi có thêm một số lời khuyên về an ninh và hoạt động sau khi chúng ta hoàn tất 3 bước thiết lập này.
Thôi được, quay lại công việc chính. Đăng nhập vào tài khoản GoDaddy mới tạo của bạn – bạn sẽ thấy một danh sách các sản phẩm của mình. Click vào dòng “Lưu trữ web” để mở rộng, sau đó ấn nút “Quản lý” ở bên phải. Ở trang mới, bạn sẽ thấy một nút lớn màu xanh dương có ghi “Quản trị cPanel” – đây là cái mà chúng ta đang tìm kiếm! (nói cách khác, cứ tiếp tục và click vào đó)
Bạn sẽ được chuyển vào bảng điều khiển hosting – đó là một nơi quan trọng mà bạn chắc chắn sẽ lui tới nhiều lần trong tương lai. Thế nhưng ngay lúc này, chúng ta hãy tìm “WordPress” dưới “Các ứng dụng web” (trông sẽ như chữ “W” màu trắng với vòng tròn màu xám, giống như con mắt của Pacman nuốt chữ bên trên) và click vào đó. Bạn sẽ được đưa đến trình hướng dẫn cài đặt được gọi là…
Click vào nút “+ cài đặt ứng dụng này” ở góc phải trên cùng để tới phần quan trọng: trên màn hình thông số cài đặt, chúng ta sẽ đi tiếp và điều chỉnh đôi ba chỗ thiết lập.
Ở Miền drop-down, chọn domain name mà bạn đã mua, trong trường hợp được chọn mặc định; việc dùng địa chỉ www hay non-www là vấn đề tùy ý thích cá nhân, nhưng nếu bạn hỏi thì tôi xin nói rằng phiên bản non-www trông hiện đại hơn và ngắn hơn (đây luôn là điểm cộng cho địa chỉ trang web).
Hãy đảm bảo để trống trường Thư mục, sao cho WordPress được cài đặt làm hệ điều hành nội dung chính cho trang web mới của bạn.
Các trường Phiên bản và Ngôn ngư có thể giữ nguyên, như vậy sau phần licence agreement, bạn sẽ thấy rất nhiều chọn lựa liên quan đến các update: hãy đảm bảo chọn full automatic updates ở từng mục (chọn lựa cuối cùng) và kích hoạt automatic update backups ở dưới cuối.
Điều này sẽ đảm bảo rằng trang web của bạn luôn chạy trên phần mềm mới nhất – đây là điều tốt xét về an ninh. Ngoài ra, bạn sẽ không cần phải tự quản lý các phiên bản mới và thực hiện update thủ công.
Để đảm bảo chúng ta đang đi đúng hướng, loạt chọn lựa trong phần này nên là “3-2-2-1”, hoặc, để minh họa:
Cuối cùng, phần Thiết lập là nơi bạn sẽ cần điền vào năm trường đầu tiên (giữ nguyên hai nút radio cuối cùng). Trước hết, gõ tên truy cập và mật khẩu của quản trị viên trang web. Và xin đừng dùng từ “admin” và “password” – hãy nghĩ ra cái gì đó khó đoán hơn! Bởi vì WP quá phổ biến, có rất nhiều hacker dòm ngó những trang WordPress với thông tin đăng nhập quản trị quá dễ.
Tiến hành nhập email cũng như tiêu đề và dòng giới thiệu trang web (hai cái cuối không quan trọng lắm trong lúc này, bạn có thể thay đổi dễ dàng vào bất cứ khi nào qua bảng điều khiển quản trị).
Đến đây là xong phần này! Click vào nút + Cài đặt ở dưới cùng và đợi các nàng tiên thiết lập WordPress cho bạn. Khi làm xong, bạn sẽ thấy ba đường link bên dưới tên trang web của mình: click vào link thứ hai – link có phần đuôi là “wp-admin”, đây là phần đuôi tiêu chuẩn cho bảng điều khiển quản trị WordPress đối với bất kỳ trang web nào.
Một tab mới sẽ mở ra, với trình hướng dẫn WordPress sẽ hỏi bạn hiều câu ngớ ngẩn và cài các plugin không cần thiết, do đó chỉ cần click “Không cám ơn” và đi thẳng tới bảng quản trị WP.
…bạn ngửi thấy gì không? Mùi trang web mới vào buổi sáng! Cảm giác bắt đầu điều gì đó mới mẻ thật thú vị.
Chúng ta gần xong rồi, nhưng còn vài điều bạn cần chỉnh ngay lập tức, bởi vì kinh nghiệm cho thấy không phải mọi thiết lập mặc định của WP đều là những chọn lựa tối ưu nhất.
Bước 3 trên 4: Cấu hình WordPress
Trước khi bạn bắt đầu thêm nội dung vào trang web mới của mình, chúng ta cùng xem nhanh qua hệ thống, đồng thời thêm một số sự cải thiện cho tương lai.
Phía bên trái của bảng điều khiển quản trị WP, bạn sẽ thấy menu quản trị trên nền xám đậm. Không phải mọi thứ ở đây đều quan trọng như nhau, và phần lớn thời gian, bạn sẽ chỉ sử dụng đôi ba cái. Bạn có thể tìm hiểu về những gì còn lại trong khi hoạt động.
Những phần dùng thường xuyên nhất là Bài viết và Trang, nơi bạn có thể tạo nội dung mới cũng như Phản hồi, nơi bạn có thể quản lý những thảo luận về bài post của mình, trong trường hợp bạn quyết định bật tính năng này.
Sự khác biệt giữa một trang và một bài đăng là, trang dành cho nội dung cố định và dự kiến không thay đổi nhiều theo thời gian, chẳng hạn như trang “Giới thiệu”; mặt khác, bài đăng dành cho nội dung mà bạn đều đặn thêm vào, chẳng hạn như tin tức hay bài blog. Cũng có một khái niệm đặc biệt về blog page trên WordPress, đây là trang được tạo tự động, hiển thị toàn bộ bài đăng của bạn. Chúng ta sẽ quay lại vấn đề này ở phần dưới. Còn bây giờ – cứ đi tiếp!
Một phần quan trọng khác trong menu quản trị WP là Giao diện, nơi bạn có thể cài đặt theme trực quan cho trang web của mình (Giao diện → Giao diện). Sẽ tiện dụng khi thêm vào các menu điều hướng (Giao diện → Menu) cũng như các tiện ích (Giao diện → Widget) – những block nhỏ thực hiện các chức năng cụ thể như hiển thị danh sách các phân nhóm hay một thanh tìm kiếm, điển hình là thanh bên/sidebar. Phần Appearance cũng chứa Tùy biến, chủ yếu được dùng bởi nhiều theme hiện đại để bạn tùy chỉnh các thứ trên trang web của mình, chẳng hạn như màu sắc hay font chữ.
Và, cũng có phần Gói mở rộng nơi bạn sẽ có thể cài đặt và cấu hình các extension khác nhau và thêm nhiều tính năng như an ninh, nút xã hội, form liên hệ, vân vân và vân vân.
Chà, đây có thể là chuyến tham quan WP nhanh nhất từng có! Để chốt lại phần thiết lập, chúng ta hãy chỉnh một số thứ trong phần Cài đặt ở dưới cuối cùng của menu quản trị:
Cài đặt → Tổng quan: còn nhớ tôi nói bạn có thể chỉnh sửa “Tên website” và “Khẩu hiệu” về sau không? Đây là nơi bạn có thể làm điều đó. Đồng thời, hãy đảm bảo rằng các chọn lựa “Thành viên”, “Múi giờ”, “Định dạng ngày tháng”, “Định dạng thời gian” và “Tuần bắt đầu vào” được thiết lập theo các ưu tiên của bạn.
Cài đặt → Đọc: xin lưu ý phần này lúc này; ở đây bạn sẽ có thể thiết lập trang ngoài của trang web để hiển thị những bài blog hay một trang cố định (khi bạn đã quyết định mình muốn chọn cái nào). Nếu không thiết lập trang bài post làm trang ngoài, bạn sẽ có thể chọn một nơi khác cho nó – chỉ cần tạo một trang trống trong phần quản trị Trang đã đề cập trước đây. Sau đó, quay lại đây và sử dụng như trang blog không phải là trang ngoài; trang đó sẽ tự động bắt đầu hiển thị các bài post của bạn khi bạn lưu thay đổi.
Cài đặt → Thảo luận: nếu bạn sẵn lòng cho phép mọi người bình luận những bài đăng trên blog/newsfeed của trang web, hãy đảm bảo đánh dấu vào “Allow people to post comments on new articles” cũng như “Enable threaded comments” (sao cho mọi người có thể trả lời bình luận của nhau) và “Comment must be manually approved” (nếu không bạn sẽ nhận VÔ SỐ BÌNH LUẬN RÁC). Dù bạn làm gì, hãy bỏ đánh dấu chọn lựa “Allow link notifications from other blogs” vì chọn lựa này chỉ dung túng thêm bình luận rác mà thôi. Cuối cùng, nhìn sơ qua phần “Email Me Whenever”, đảm bảo những chọn lựa được thiết lập theo ưu tiên cá nhân của bạn.
Cài đặt → Đường dẫn tĩnh: rất khuyên chọn lựa chọn Post Name, bởi vì nó tạo ra các URL thân thiện với con người nhất cho các trang và bài đăng của bạn (Nói thẳng ra, tôi không rõ tại sao những chọn lựa khác trong phụ mục này lại tồn tại để làm gì).
Về cơ bản, thế thôi! Bây giờ bạn có thể đi thà thiên quanh trang web mới và bắt đầu thêm nội dung. Tuy nhiên, còn một bước nữa ít nhiều mang tính tùy chọn nhưng lại rất cần thiết:
Bước 4 trên 4: Thêm Theme và Plugin
Về nguyên tắc, bạn có thể để nguyên diện mạo trang web và chỉ tập trung vào nội dung. Tuy nhiên, điều đó có nghĩa là trang web của bạn trông không chỉ rập khuôn, mà trên thực tế còn trông y như hằng hà sa số những trang web khác bị lười thay đổi theme mặc định.
Hơn nữa, nhiều theme WP hiện có miễn phí, cung cấp nhiều cách tùy chỉnh và cá nhân hóa, để cho mỗi trang web trông có nét riêng.
Xin được tự quảng cáo một chút: tôi sẽ đi tiếp và gợi ý dùng thử theme WP đa mục đích của chúng tôi có tên là Bento (bạn có thể thấy chúng tôi gắn bó với Nhật ngay tại Satori :)
Theme này để bạn tùy chỉnh màu sắc và diện mạo của bất kỳ yếu tố trực quan nào trên trang web của mình, tạo grid layout thân thiện với di động trên bất kỳ trang nào, cũng như rất nhiều những phần hữu ích khác được liệt kê ở trang chính thức này:
Xin được nói thêm, Bento được tài liệu hóa kỹ càng (đây không phải điều có sẵn trong giới WordPress) và có các diễn đàn hỗ trợ chuyên môn nơi chúng tôi trả lời mọi câu hỏi liên quan đến theme.
/ end of blatant self-promotion /
Đối với plugins, hơn 50,000 plugin miễn phí khác nhau hiện có vào mọi lúc, bổ sung nhiều chức năng mới cho trang web của bạn, từ dịch thuật và popups cho tới diễn đàn và cộng đồng (và không, chúng tôi không xây dựng plugins, do đó xin bạn đừng mong thấy link đến nhánh “Sushi” hay “Kamikaze”
Thay vào đó, tôi sẽ chỉ liệt kê một vài trong số những plugin đáng tin cậy và hữu dụng phổ quát nhất mà hầu như mọi người sở hữu trang web đều nên cài – dựa trên kinh nghiệm của tôi, đánh giá của những người khác, cũng như các số liệu khách quan. Dĩ nhiên, tất cả đều miễn phí:
- Akismet để tự động lọc bình luận rác. Đây là một vị cứu tinh! Hoặc ít nhất là giúp tiết kiệm thời gian, bởi vì nó loại bỏ trơn tru tất cả những bình luận với link hay từ ngữ mang tính spam. Akismet sử dụng một số thuật toán woodoo thú vị để thật sự trở nên tốt hơn theo thời gian.
- Gói SEO Tất Cả Trong Một để tối ưu hóa công cụ tìm kiếm. Đây có thể là một trong những plugin WP tốt nhất để thiết lập meta data thích hợp cho trang web của bạn, sao cho nội dung không trông như vớ đại đâu đó từ các kết quả của Google. Google rất thích kiểu chú ý vào chi tiết này.
- Google Analytics Dashboard để theo dõi khách truy cập của bạn. Dĩ nhiên bạn cũng cần một tài khoản Google Analytics thực mà bạn có thể mở miễn phí trên trang web chính thức của họ.
- Contact Form 7 để khách truy cập gửi tin nhắn cho bạn. Để nhận email mỗi khi ai đó để lại tin nhắn trên trang web, bạn cũng cần cài mailer plugin chẳng hạn như WP Mail SMTP (đây là một số link để giúp bạn kết hợp với hệ thống email của GoDaddy: 1, 2).
Vâng, như vậy chúng ta chính thức xong. Hãy tận hưởng trang web mới toanh láng coóng của bạn! Trong trường hợp bạn cần thêm lời khuyên và bí quyết hay, xin xem tiếp phần cuối của hướng dẫn này, phần được đặt tiêu đề rất thích hợp:
Lời khuyên hữu ích (Tùy chọn)
Tôi không quên lời hứa trước đây về việc thảo luận những phương pháp miễn phí để cải thiện an ninh và làm backups cho web, và đây.
Lời khuyên #1: Làm cho của trang web an toàn hơn. Mặc dù trang web của bạn vẫn còn non trẻ và có thể bạn muốn tập trung vào những việc khác bởi vì chưa ai thật sự muốn hack nó cả, tuy nhiên, có những điều thật sự đơn giản hầu như không làm mất thời gian của bạn nhưng lại giúp giảm nguy cơ bị là mục tiêu của một vụ tấn công thành công còn gây tốn kém gấp 10 lần.
Trước tiên, những lời khuyên hiển nhiên (99% sẽ không làm theo): không dùng “admin” làm username cho bảng quản trị WP, hãy dùng bất kỳ từ nào khác. Chỉ riêng điều này cũng đã làm cho trang web WordPress của bạn khó crack hơn cả ngàn lần. Và dùng mật khẩu khó – với chữ in hoa, số, ký hiệu và linh tinh. Để khó hơn nữa, dùng xác thực hai yếu tố (một mã bổ sung được tạo bởi điện thoại thông minh của bạn khi đăng nhập).
Một thói quen nghe có vẻ hiển nhiên khác mà nhiều người bỏ qua: cập nhật WordPress, cũng như các plugin và theme. Chúng ta đã nói đến điều này trong Bước 2 (“Cài WordPress”), nhưng cũng sẽ hữu ích nếu chú ý đến bất kỳ lưu ý cập nhật nào trong quản trị WP của bạn.
Đối với những người cẩn thận, tôi có thể gợi ý cài Wordfence plugin miễn phí – nó có rất nhiều chọn lựa bảo vệ giúp cho ngay cả người quản trị web hay lo nhất cũng có thể ngủ ngon.
Lời khuyên #2: Backups tự động dễ dàng. Bởi vì bạn không muốn mất thời gian làm thủ công từng lần một. Bạn còn nhiều điều quan trọng hơn cần làm, chẳng hạn như tạo nội dung cho trang web mới của mình! Một từ: UpdraftPlus. Hoàn toàn miễn phí, rất dễ thiết lập, và bạn có thể chọn lưu backups ở nhiều nơi, từ server riêng (tuy nhiên, không khuyên dùng) cho đến kho lưu trữ cloud.
Cá nhân tôi dùng chọn lựa Google Drive trên Updraft, chọn lựa này càng dễ thiết lập hơn nữa sau khi họ giới hiệu sự tích hợp riêng. Tái bút: phiên bản miễn phí có tất cả những gì bạn cần cho một trang web thông thường, bản thân tôi thậm chí còn chưa thử phiên bản Pro trừ khi điều hành nhiều dự án online với độ phức tạp khác nhau.
Kết luận / Cam kết chất lượng
Thế là chúng ta vừa mới học cách tạo trang web, tiết kiệm hơn $200 trong quá trình và thậm chí có lẽ còn được cười… một chút? .. Thôi được rồi, có thể nhiều việc quá không cười nổi, nhưng quả thật rất xứng đáng.
Nếu thích bài hướng dẫn này, bạn nghĩ sao về việc chia sẻ trên truyền thông xã hội (vâng, tôi biết, không ai làm như vậy nữa, nhưng tôi vẫn phải nói) và thậm chí có thể nói với những người bạn mới vào nghề về bài này? Okay, ổn thôi, Twitter cũng được :/
Bạn vẫn còn ngồi đây? Thật sự là tôi hơi ngạc nhiên một tí. Ừm, tôi không biết nữa… nếu bạn còn bất kỳ câu hỏi nào liên qian đến những điều tôi đã nói tới trong hướng dẫn này, xin cho tôi biết trong phần bình luận bên dưới, hứa là tôi luôn kiểm tra thi thoảng. Và nếu bạn muốn thêm điều gì đó vào bài hướng dẫn hay muốn chỉ trích tôi thì cứ giữ lại cho mình đi nhé!! Đùa thôi, dĩ nhiên tôi vui lòng đón nhận những cái vân vân và vân vân
Cứ hãy tò mò, hướng tới các vì sao, và xin chúc bạn may mắn với mọi điều bạn làm cho trang web của mình! Cụng ly nào!
e mún tao trang web nuoc ngoai de phat video ad chỉ mình với
hay quá
có thể tạo một website và biết được ai đã click vào site của mình không nhỉ?
hỗ trợ mình với nhé
Xin chào, bạn có thể giúp mình dựng một trang web mới tinh không
anh đã có domain, hosting chưa ạ
Em muon lam trang web kinh doanh, ban co the huong dan ho tro minh them duoc khong ?
Có thể giúp e tạo web được ko ạ! Trang của e đã có nhung cập nhật web mãi ko đc
Em muốn làm 1 wedsite mà người dùng có thể đăng ký làm tài khoản thành viên thì phải làm thế nào ?
em muốn tạo một trang wed có thể liên hệ qua zalo hỗ trợ em ko ạ .+639955649234
Đựợc ạ. Bạn có thể liên hệ qua zalo mình
minh muon lam mot trang web neu ban co thoi gian co the lien lac giup minh dc chu?
cám ơn người viết bài đã dày công tạo một bài viết hữu ích.
Web này để chơi hay làm cc gì